Subscribe Us




Sơ lược về quy định và cách chơi Game bài Tấn đơn giản, dễ hiểu nhất

Giới thiệu

Game bài Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của tú lơ khơ.

Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc – dùng để chỉ người còn bài cuối cùng).


Quy định

Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng “độ mạnh” của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất.



Cách chơi


  • Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chia ngược chiều kim đồng hồ, sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chủ, lá bốc mang chất nào thì chất đó là chủ và để ngửa quân đó dưới những quân bài còn lại.
  • Sau khi xác định chủ, người chia tiếp tục xào bài và bốc bất cứ quân nào lên để xác định lượt, bài hình thì quy đổi A là 1, K là 13, Q là 12, J là 11, bài số thì lấy số tương đương rồi đếm từ người bốc theo chiều ngược kim đồng hồ, đếm đến ai người đó đánh trước, sau đó trả lại lá bài xác định lượt vào cỗ bài và xào lên rồi đặt lên trên quân bài xác định chủ đang nằm ngửa. Hoặc đơn giản hơn, ván đầu tiên ai có công chia bài thì được ưu tiên đi trước, các ván tiếp theo ai đã tới nhất ván trước thì đi trước ván tiếp theo. Trường hợp chơi luật đổi 2 chủ, nếu có người chơi nào đổi 2 chủ, thì người kế tiếp trong vòng nghiễm nhiên được đánh trước để người đổi phải tấn cuối.
  • Sau khi chia bài, lật bất cứ quân nào lên và để ngửa dưới chồng bài. Quân bốc là chất gì thì chất đó là chủ bài (chất trưởng). Quân thuộc chất chủ có thể đỡ tất cả các quân khác chất, dù lớn hay nhỏ hơn nó. Vì thế quân to nhất trong ván bài luôn là Át trưởng (Át của chất chủ).
  • Từng người một tấn người bên cạnh theo vòng tròn từ trái sang phải ngược chiều kim đồng hồ. Người tấn ra bất kỳ lá nào, người bị tấn phải đỡ lá bài đó bằng một lá khác, quân đỡ bắt buộc quân đỡ phải cùng chất với quân tấn và có số lớn hơn. Nếu không có quân cùng chất lớn hơn hoặc không muốn ra (có thể phòng người khác tấn tiếp hoặc tích để tấn người khác) thì phải đỡ trưởng. Nếu quân tấn là trưởng thì bắt buộc phải đỡ lá lớn hơn mang chất trưởng.
  • Những người còn lại tấn người bị tấn bằng những quân bài có số giống nhưng khác chất một trong các quân bài đang có trên bàn tấn trong lượt đó. Nếu không ai tấn nữa, thì tất cả bài lượt đó phải được cho vào “rác”, úp lại và không được xem lại “rác” (“lục rác”)


Nếu người bị tấn mà hết bài thì có hai cách chơi (tùy quy ước với nhau trước đó):


  • Hoặc bốc thêm 8 quân bài ở phần bài úp lên để đánh tiếp và làm cho đến khi hết bài.
  • Hoặc xả bài, kết thúc lượt và bốc tiếp 8 quân để tấn lượt tiếp cho người kế tiếp.

Một lượt tấn kết thúc khi người tấn và hai người còn lại không còn quân nào đánh được, có nhưng không muốn đưa ra hoặc người bị tấn không thể đỡ được nữa. Trong trường hợp không thể đỡ được nữa thì người bị tấn phải “ôm” hoặc có nơi gọi là “lên” tất cả các lá bài mà những người kia tấn cho mình trong lượt tấn đó. Nếu người bị tấn đỡ được hết các lá bài tấn thì có quyền tấn người kế tiếp bên phải.

Sau mỗi một lượt tấn, mỗi người phải bốc cho đủ 8 quân bài trên tay theo thứ tự ưu tiên: người tấn, người bị tấn, người bên phải người bị tấn và người còn lại. Nếu người bị tấn đã “lên”, quyền tấn thuộc về người bên phải người tấn.

Khi hết bài úp để bốc sẽ bốc luôn lá bài mở quy định chủ, và cứ tiếp tục đánh ai hết bài trước là thắng.



Lưu ý: Chất chủ (trưởng) ván này không được trùng với chất chủ (trưởng) ván kế tiếp sau.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chơi Game bài Tấn dễ hiểu. Kinh nghiệm đánh Tấn luôn thắng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét